Saturday, January 24, 2009
Chúc Mừng Năm Mới - Xuân Kỷ Sửu 2009
Trước thềm NĂM MỚI, XUÂN KỶ SỬU 2009, thân chúc Quý Anh Chị K19 và Quý Quyến :
**An Bình, Hạnh Phúc
**Phát Tài, Phát Lộc
**Phước như Đông Hải, Thọ tỷ Nam Sơn
Trần Xuân Bàng và Gia Đình
Saturday, December 20, 2008
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2009
Monday, August 25, 2008
Chào Mừng Đại Nhạc Hội " Cám Ơn Anh Kỳ 2 - 2008 "
Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Thương Binh kỳ 2 được tổ chức tại vận động trường Trường Trung Học Bolsa Grande, Westminster Blvd, Garden Grove, Nam California, ngày 3 tháng 8 năm 2008 từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều. Thành công đại thành công...Số tiền thu được trên $800,000.00...
Sau Đại Nhạc Hội anh Tô Văn Cấp K19 ( bút hiệu Philato ) đã viết một bài thật sâu sắc, trung thực về tinh thần " Công Bằng Bác Ái " đối với Anh Em Thương Binh/VNCH...
Click vào địa chỉ dưới đây để xem và phổ biến rộng rãi đến mọi nơi nếu có thể...
Xin chân thành cảm tạ.
http://75.23.181.112/serverVBDL/BAN%20TIN/TraNoThuongBinh.mht
Trần Xuân Bàng Repost
Sau Đại Nhạc Hội anh Tô Văn Cấp K19 ( bút hiệu Philato ) đã viết một bài thật sâu sắc, trung thực về tinh thần " Công Bằng Bác Ái " đối với Anh Em Thương Binh/VNCH...
Click vào địa chỉ dưới đây để xem và phổ biến rộng rãi đến mọi nơi nếu có thể...
Xin chân thành cảm tạ.
http://75.23.181.112/serverVBDL/BAN%20TIN/TraNoThuongBinh.mht
Trần Xuân Bàng Repost
Thursday, July 10, 2008
Chào Mừng Đại Hội Võ Bị XVI và Đại Hội TQLC - 2008
1/Đại Hội Võ Bị lần thứ 16 được tổ chức vào ngày 5 & 6 tháng 7/2008 tại San Jose Bắc California, thành công mỹ mãn ngoài sự mong đợi...
Cổng Nam Quan là một công trình tuyệt tác...CSVSQ/TVBQGVN rất xúc động khi nhìn thấy cổng này. NM K19 ở San Jose đã đóng góp rất nhiều công sức để Đại Hội có được thành quả vượt bực...
Chúc mừng CSVSQ Nguyễn Hàm K25 đã được Đại Hội tín nhiệm bầu làm Tổng Hội Trưởng nhiệm kỳ 2008-2010.
**Vài hình ảnh trong ngày Đại Hội :
Toán Quân Quốc Kỳ trước cổng Nam Quan
Cổng Nam Quan là một công trình tuyệt tác...CSVSQ/TVBQGVN rất xúc động khi nhìn thấy cổng này. NM K19 ở San Jose đã đóng góp rất nhiều công sức để Đại Hội có được thành quả vượt bực...
Chúc mừng CSVSQ Nguyễn Hàm K25 đã được Đại Hội tín nhiệm bầu làm Tổng Hội Trưởng nhiệm kỳ 2008-2010.
**Vài hình ảnh trong ngày Đại Hội :
Toán Quân Quốc Kỳ trước cổng Nam Quan
Các Chị (Võ Bị) về tham dự Đại Hội
Từ trái qua phải : Khương, Vinh, Chiến, Liêu, Đà, Nho, Khoa, Chí, Sương, Giám, Miên, Hóa, Thọ, Minh, Hải.
2/Đại Hội TQLC-2008 cũng được tổ chức vào ngày 5 & 6 tháng 7/2008 tại Anaheim và Westminster Nam California, hầu hết các đơn vị đều về tham dự...Rất thành công như ý...
**Ảnh TQLC/K19 tại Tượng Đài CS Việt Mỹ, Westminster :
Friday, February 29, 2008
Hình Ảnh Tang Lễ Nguyễn Văn Tỵ Phần 1 và 2
Hình ảnh Tang Lễ Bạn Nguyễn Văn Tỵ do NT Lê Minh Ngọc cung cấp và đã được Bạn Nguyễn Thành Phúc thực hiện trên Link Slideshow :
Phần 1 : http://www.geocities.com/ph_ng06/tglevanty.pps
Phần 2 : http://picasaweb.google.com/phuclank192003/Tanglengvanty?authkey=wZmYBHMeu3s
Các Bạn click vào địa chỉ trên và click vào hình ảnh để thấy rõ hơn.
Trần Xuân Bàng-Repost
Phần 1 : http://www.geocities.com/ph_ng06/tglevanty.pps
Phần 2 : http://picasaweb.google.com/phuclank192003/Tanglengvanty?authkey=wZmYBHMeu3s
Các Bạn click vào địa chỉ trên và click vào hình ảnh để thấy rõ hơn.
Trần Xuân Bàng-Repost
Tuesday, February 26, 2008
Di ảnh của Bạn Nguyễn Văn Tỵ và Vòng Hoa Phân Ưu của Khóa 19
Di ảnh Bạn Nguyễn Văn Tỵ
Từ trần ngày 18 tháng 2 năm 2008 tại Orlando, Florida, USA
Hưởng Thọ 66 Tuổi
Sunday, February 24, 2008
Điếu Văn " Khóc Bạn Nguyễn Văn Tỵ " của Bạn Quách Văn Vinh
Điếu Văn Khóc Bạn NGUYỄN VĂN TỴ của Bạn Quách Văn Vinh đọc trong buổi Lễ Tang mà Bạn Huỳnh Kim Tắc vừa gửi tới. Gửi đến các Bạn để biết...
CÙI 19, Khóc Bạn NGUYỂN VĂN TỴ
TỴ ơi! Tao đâu có biết viết điếu văn, điếu võ gì, đây chỉ là vài lời
để nối tiếp câu chuyện, giữa tao và mày lúc gặp nhau ngoài phố, cách đây ba, bốn tuần, đã chưa có nói xong.
Nè Tỵ! Mày còn nhớ không? cách đây hơn 45 năm, tao với mày, và cộng thêm vài trăm thằng nữa cùng đi trên một chuyến xe lửa thật dài, khởi hành từ thành phố Saigòn về vùng cao nguyên sương mù gíó lạnh.
Ngày đó, hành trang chỉ là vài bộ áo lót, chiếc khăn lau mặt, bàn chải đánh răng với vài món đồ lỉnh kỉnh. Nhưng quan trọng hơn hêt tất cả, là có mang theo bên mình một lý tưởng “ AN DÂN GIỮ NƯỚC “ cao quí tuyệt vời. Từ dạo ấy, bọn mình đã cùng chung chí hướng, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy, cứ quanh quẩn đeo đuổi chúng mình như bóng ma, trong suốt một cuộc hành trình dài đăng đẳng.
Ở lứa tuổi 18-20, mày chưa đủ lớn, để tao phải gọi bằng Anh; do đó mà bao nhiêu năm qua ,” tuổi đời càng ngày càng lên, mà tên thì không ai biết”; tao vẵn gọi Tỵ bằng mày.
Thành thật xin lỗi.
Thấm thoát, thời gian trôi như vó câu qua song cửa. Ngày hạ sơn
cũng đã đến – 23 tháng 11 năm 1964- cứ như theo lời tiễn đưa trong đêm truy điệu: “ Một đoàn trai sẽ hăm hở lên đường, quyết nối chí tièn nhân, làm Tổ Quốc non sông them tỏ rạng”.
Rồi ngày quan trọng như mơ ước trong cuộc đời đã đến - Một buổi sáng tinh sương , trên ngọn đồi thông buốt lạnh, gío hú, thông reo vi vút từng hồi-
Ánh nắng vàng vừa rọi chiếu-
Im lặng như trong cõi hư vô-
Thủ khoa Võ thành Kháng bước lên, hùng dũng như một tráng sĩ thời xưa, thủ thế , giương cung, buông những mủi tên vàng bay về bốn phương trời vô định. Kể từ khi ấy, tao với mày và các thằng 19, mũi lòng bịn rịn, từ giả Trường Mẹ mến yêu, mà bao năm qua đã nuôi nấng, dạy dỗ, nuông chiều, trân quí bọn mình như vàng như ngọc
Về đơn vị mới, nơi đây không chăn êm nệm ấm, không cơm nóng canh ngon, có chăng là khói lửa ngụt trời và đau thương tang tóc. Lần này hành trang không giống như trước, một chiếc ba lô với đầy ấp sự lo âu, một sứ mạng thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề cộng với một lời thề sống thác cho quê hương xứ sở; đã và đang chờ đợi bọn mình, trên một đoạn đường gồ ghề với đầy chông gai, thập phần sinh tử.
Khai sinh trong khói lửa, khóa 19, như đệnh mệnh đã an bài, gắn liền với những điạ danh: Đồng Xoài, Bình Giả, Đổ Xá, Tam Biên, Đắc Tô, Đắc Sút, xa lạ quê mùa.
Mày về Sư Đoàn 25, Đức Hoà, Đức Huệ. tao đây Hỏa Tuyến Miền Trung, Quảng Trị, Khe Sanh, đất cày sỏi đá. Hành quân liên miên, ba trăm sáu mươi lăm ngày có lẻ. Chiến trường sôi động, đổ máu, hy sinh, nhưng vẫn chưa sao- chút ít máu đào, chỉ là để làm thấm tươi cho non song Nước Việt. Và đó cũng là để thể hiện lời nguyền, mà bọn mình đã từng long trọng “ Xin thề” trước hồn thiêng sông núi, nơi vũ đình trường.
Lúc nơi trận địa, khốn đốn, hiểm nguy. Cứu mạng cho mày chỉ có, một là Thượng Đế nhiệm mầu, hai là bọn tao, điều quân càng quét, giải tỏa áp lực địch, bốc mày ra khỏi vùng lửa đạn, lưởi hái tử thần. Do vì lẻ đó, bọn mình xem như thủ túc. Với tình nghĩa sâu đậm anh em này, mà bọn tao đây, còn giử maĩ cho đến bây giờ.
Năm tháng trôi qiua, cũng bộ quân phục này đây, với cầu vai Alpha đỏ. Nay đã biến thành mảnh chinh y bạc màu, sờn vai vì phong sương gió cát. Trên cổ, chiến y, nhờ Trời phò hộ, mai vàng, mai trắng, nở rộ khi mỗi độ Xuân về.
Sau này, nhờ ơn phước lớn, mày về phục vụ Bộ Tổng Tham Mưu, an nhàn hưởng thọ. Còn tao, lẫn quẫn, loanh quanh, địa phương,Xã, Ấp, nguy khốn không lường. Đó là vì ai? nếu không phải là vì Dân vì Nước.
Tháng 4 năm 75- Vận nước ngữa nghiêng, vào một ngày thê lương buồn thảm. Tao với mày lại trôi nổi xứ người. Tập quán không thông, ngôn ngữ bất đồng, cuộc sống thập phần trở ngại.
Quả tình, đời người là cả một cuộc thử thách không ngừng. Tao với mày rủ nhau trở lại trường Đại Học. Mày nghĩ coi, rời trường đã lâu, phong trần, sương gió, giờ đây ngồi vào lớp học, tính Cos, tính Sin, lượng giác, đạo hàm, phương trình, phương trận, thật tình, qúa ư là mệt mỏi. Vậy mà, vẩn phải cố gắng hết mình, sợ học không xong, e làm mất mặt KBC 4027.
Rời Đại Học, tuy gặt được chút thành tựu, mày kỷ sư này, tao kỷ sư nọ- Đó chỉ thứ danh hàm, một chức vị vạn vô đắc dĩ- Những thứ đó, không phải là lý tưởng của bọn mình. Sang đến xứ người, bọn mình như lại ngồi chung trên một con thuyền viễn xứ. Thuyền chưa đến bến, mà mày đã vội vàng bước xuống, lủi thủi bỏ đi vào một buổi trưa gía lạnh mùa đông buồn não nuột, để lại cho bọn tao đây, kể cả gia đình mày nữa, một nổi xót xa, thương tiếc vô vàng. Có lần mày tâm sự là hảy còn nặng tình với quê hương xứ sở.
Nhưng Tỵ ơi! Làm sao được “ Chí những mong tiến bước, nhưng sức không kham nổi đoạn đường, thì chốn tuyền đài, làm sao ngăn được giòng huyết lệ “.
Thôi Tỵ, bỏ đi, bỏ đi, mọi sự gát lại một bên, hãy yên ổn mà lên đường cho kịp. Trời cũng sắp tối rồi. Tiếng côn trùng rền rỉ đâu đây, như khóc như than, cho một người bạn đồng hành mến thương, vừa rời xa dương thế.
Hôm nay, mọi người đến đây cầu kinh cho mày, để khấn xin Chúa ban cho mày về nơi cõi phúc Thiên Đàng, hưởng phước đời đời, đó không phải là ước vọng cuối cùng của mày sao? PHÊRÔ NGUYỄN-VĂN-TỴ.
Thôi, chào bạn, tiếng bạn mà mày thường dùng để nói chuyện với tao.
Giờ đây, xin được trả lại cho mày.
Thương mến.
Cùi 19! QUÁCH VĂN VINH.
Cựu Chủ tịch Nhân Dân Tự Vệ.
Quận Mai Lỉnh, Tỉnh Quảng Trị.
Orlando, ngày 24 tháng 02 năm 2008.
TỴ ơi! Tao đâu có biết viết điếu văn, điếu võ gì, đây chỉ là vài lời
để nối tiếp câu chuyện, giữa tao và mày lúc gặp nhau ngoài phố, cách đây ba, bốn tuần, đã chưa có nói xong.
Nè Tỵ! Mày còn nhớ không? cách đây hơn 45 năm, tao với mày, và cộng thêm vài trăm thằng nữa cùng đi trên một chuyến xe lửa thật dài, khởi hành từ thành phố Saigòn về vùng cao nguyên sương mù gíó lạnh.
Ngày đó, hành trang chỉ là vài bộ áo lót, chiếc khăn lau mặt, bàn chải đánh răng với vài món đồ lỉnh kỉnh. Nhưng quan trọng hơn hêt tất cả, là có mang theo bên mình một lý tưởng “ AN DÂN GIỮ NƯỚC “ cao quí tuyệt vời. Từ dạo ấy, bọn mình đã cùng chung chí hướng, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy, cứ quanh quẩn đeo đuổi chúng mình như bóng ma, trong suốt một cuộc hành trình dài đăng đẳng.
Ở lứa tuổi 18-20, mày chưa đủ lớn, để tao phải gọi bằng Anh; do đó mà bao nhiêu năm qua ,” tuổi đời càng ngày càng lên, mà tên thì không ai biết”; tao vẵn gọi Tỵ bằng mày.
Thành thật xin lỗi.
Thấm thoát, thời gian trôi như vó câu qua song cửa. Ngày hạ sơn
cũng đã đến – 23 tháng 11 năm 1964- cứ như theo lời tiễn đưa trong đêm truy điệu: “ Một đoàn trai sẽ hăm hở lên đường, quyết nối chí tièn nhân, làm Tổ Quốc non sông them tỏ rạng”.
Rồi ngày quan trọng như mơ ước trong cuộc đời đã đến - Một buổi sáng tinh sương , trên ngọn đồi thông buốt lạnh, gío hú, thông reo vi vút từng hồi-
Ánh nắng vàng vừa rọi chiếu-
Im lặng như trong cõi hư vô-
Thủ khoa Võ thành Kháng bước lên, hùng dũng như một tráng sĩ thời xưa, thủ thế , giương cung, buông những mủi tên vàng bay về bốn phương trời vô định. Kể từ khi ấy, tao với mày và các thằng 19, mũi lòng bịn rịn, từ giả Trường Mẹ mến yêu, mà bao năm qua đã nuôi nấng, dạy dỗ, nuông chiều, trân quí bọn mình như vàng như ngọc
Về đơn vị mới, nơi đây không chăn êm nệm ấm, không cơm nóng canh ngon, có chăng là khói lửa ngụt trời và đau thương tang tóc. Lần này hành trang không giống như trước, một chiếc ba lô với đầy ấp sự lo âu, một sứ mạng thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề cộng với một lời thề sống thác cho quê hương xứ sở; đã và đang chờ đợi bọn mình, trên một đoạn đường gồ ghề với đầy chông gai, thập phần sinh tử.
Khai sinh trong khói lửa, khóa 19, như đệnh mệnh đã an bài, gắn liền với những điạ danh: Đồng Xoài, Bình Giả, Đổ Xá, Tam Biên, Đắc Tô, Đắc Sút, xa lạ quê mùa.
Mày về Sư Đoàn 25, Đức Hoà, Đức Huệ. tao đây Hỏa Tuyến Miền Trung, Quảng Trị, Khe Sanh, đất cày sỏi đá. Hành quân liên miên, ba trăm sáu mươi lăm ngày có lẻ. Chiến trường sôi động, đổ máu, hy sinh, nhưng vẫn chưa sao- chút ít máu đào, chỉ là để làm thấm tươi cho non song Nước Việt. Và đó cũng là để thể hiện lời nguyền, mà bọn mình đã từng long trọng “ Xin thề” trước hồn thiêng sông núi, nơi vũ đình trường.
Lúc nơi trận địa, khốn đốn, hiểm nguy. Cứu mạng cho mày chỉ có, một là Thượng Đế nhiệm mầu, hai là bọn tao, điều quân càng quét, giải tỏa áp lực địch, bốc mày ra khỏi vùng lửa đạn, lưởi hái tử thần. Do vì lẻ đó, bọn mình xem như thủ túc. Với tình nghĩa sâu đậm anh em này, mà bọn tao đây, còn giử maĩ cho đến bây giờ.
Năm tháng trôi qiua, cũng bộ quân phục này đây, với cầu vai Alpha đỏ. Nay đã biến thành mảnh chinh y bạc màu, sờn vai vì phong sương gió cát. Trên cổ, chiến y, nhờ Trời phò hộ, mai vàng, mai trắng, nở rộ khi mỗi độ Xuân về.
Sau này, nhờ ơn phước lớn, mày về phục vụ Bộ Tổng Tham Mưu, an nhàn hưởng thọ. Còn tao, lẫn quẫn, loanh quanh, địa phương,Xã, Ấp, nguy khốn không lường. Đó là vì ai? nếu không phải là vì Dân vì Nước.
Tháng 4 năm 75- Vận nước ngữa nghiêng, vào một ngày thê lương buồn thảm. Tao với mày lại trôi nổi xứ người. Tập quán không thông, ngôn ngữ bất đồng, cuộc sống thập phần trở ngại.
Quả tình, đời người là cả một cuộc thử thách không ngừng. Tao với mày rủ nhau trở lại trường Đại Học. Mày nghĩ coi, rời trường đã lâu, phong trần, sương gió, giờ đây ngồi vào lớp học, tính Cos, tính Sin, lượng giác, đạo hàm, phương trình, phương trận, thật tình, qúa ư là mệt mỏi. Vậy mà, vẩn phải cố gắng hết mình, sợ học không xong, e làm mất mặt KBC 4027.
Rời Đại Học, tuy gặt được chút thành tựu, mày kỷ sư này, tao kỷ sư nọ- Đó chỉ thứ danh hàm, một chức vị vạn vô đắc dĩ- Những thứ đó, không phải là lý tưởng của bọn mình. Sang đến xứ người, bọn mình như lại ngồi chung trên một con thuyền viễn xứ. Thuyền chưa đến bến, mà mày đã vội vàng bước xuống, lủi thủi bỏ đi vào một buổi trưa gía lạnh mùa đông buồn não nuột, để lại cho bọn tao đây, kể cả gia đình mày nữa, một nổi xót xa, thương tiếc vô vàng. Có lần mày tâm sự là hảy còn nặng tình với quê hương xứ sở.
Nhưng Tỵ ơi! Làm sao được “ Chí những mong tiến bước, nhưng sức không kham nổi đoạn đường, thì chốn tuyền đài, làm sao ngăn được giòng huyết lệ “.
Thôi Tỵ, bỏ đi, bỏ đi, mọi sự gát lại một bên, hãy yên ổn mà lên đường cho kịp. Trời cũng sắp tối rồi. Tiếng côn trùng rền rỉ đâu đây, như khóc như than, cho một người bạn đồng hành mến thương, vừa rời xa dương thế.
Hôm nay, mọi người đến đây cầu kinh cho mày, để khấn xin Chúa ban cho mày về nơi cõi phúc Thiên Đàng, hưởng phước đời đời, đó không phải là ước vọng cuối cùng của mày sao? PHÊRÔ NGUYỄN-VĂN-TỴ.
Thôi, chào bạn, tiếng bạn mà mày thường dùng để nói chuyện với tao.
Giờ đây, xin được trả lại cho mày.
Thương mến.
Cùi 19! QUÁCH VĂN VINH.
Cựu Chủ tịch Nhân Dân Tự Vệ.
Quận Mai Lỉnh, Tỉnh Quảng Trị.
Orlando, ngày 24 tháng 02 năm 2008.
Trần Xuân Bàng- Repost
Subscribe to:
Posts (Atom)